PHÒNG CÁC BỆNH DỊ ỨNG

www.dalieubacsidungquynhon.com

BỆNH DA

PHÒNG CÁC BỆNH DỊ ỨNG

Hoa Tấn Dũng, Tháng 01/2007

Bài 1
PHÒNG DỊ ỨNG VỚI SÚC VẬT NUÔI TRONG NHÀ.

Đối với sục vật nuôi trong nhà thường do bụi lông và vảy cám từ da súc vật rơi vãi bay vào trong không khí, khi bạn hít thở những chất này có thể vào sâu trong phế quản và phổi và gây nên một số triệu chứng dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm phế quản dị ứng, hen suyễn, mày đay cấp…nếu cơ thê bạn bị mẫn cảm với chúng.
1. Các cách phòng bệnh:
* Cách tốt nhất là loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của bạn nếu đã xác minh được chúng là thủ phạm gây ra dị ứng cho bạn, nhưng điều này đôi khi rất khó thực hiện, bởi lẽ nhiều người xem vật nuôi là bạn thân nên không dễ gì vứt bỏ chúng, chính vì vậy mà bạn phải biết cách thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như:
* Tuyệt đối không cho vật nuôi vào phòng ngủ, phòng ăn, phòng học, phòng làm việc của bạn.
* Thay mới tất cả chăn màn, nệm, thảm trong phòng ngủ của bạn, nếu có điều kiện thì nên dùng máy lọc không khí trong phòng mà bạn đang sử dụng và bạn phải luôn luôn nhớ rằng tuyệt đối không để vật nuôi vào lại trong phòng của bạn dù chỉ một lần, vì như thế thì công của bạn bấy lâu nay kể như vô ích.
* Vật nuôi của bạn phải được thường xuyên tắm cho sạch se, chải và lau bộ lông thường xuyên để làm cho lông mượt và da không đổ vảy cám, như vậy môi trường trong nhà sẽ trong lành hơn, dĩ nhiên là bạn phải nhờ người khác tắm, nếu không được thì bạn phải mang mặt nạ lọc không khí và quần áo bảo hộ khi làm công việc này.    
3. Biện pháp chữa trị:
Nếu các biện pháp phòng kém hiệu quả và chẳng may bạn bị  xuất hiện triệu chứng dị ứng thì bạn nên làm gì?
·    Bạn đến ngay bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu trình trạng dị ứng nặng và tiếp diễn.
·    Bạn kiểm tra lại xem trong các biện pháp mà bạn dang áp dụng để phòng bệnh có chỗ nào chưa đạt mức độ nghiêm ngặt.
·    Cần thiết phải tư vấn và làm xét nghiệm thử test với kháng nguyên lấy từ vảy da của con vật mà bạn đang nuôi để xác định lại có chắc là bạn đang bị dị ứng với nó hay không.

 

Bài 2
PHÒNG DỊ VỚI ỨNG THỰC PHẨM

Cho đến nay các chuyên gia về dị ứng học cũng chưa có con số thống kê chính xác tỉ lệ của bệnh này hàng năm là bao nhiêu, thực tế có nhiều ý kiến trái ngược nhau, một số người cho là hiện tượng dị ứng thực phẩm thực sự rất ít, trong khi đó một số người khác cho là rất phổ biến.
1. Dị ứng thực phẩm là gì?:
Dị ứng với một loại thực phẩm là hiện tượng phản ứng mẫn cảm tức thì của cơ thể khi bạn ăn hoặc uống thực phẩm đó hay thức ăn có liên quan với loại thực phẩm đó. Phản ứng xảy ra rất nhanh trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi bạn ăn uống. Phản ứng này có liên quan đến hệ miễn dịch bao gồm IgE, bạch cầu ưa kiềm, dưỡng bào và sự giải phóng histamin và nhiều chất hoá học trung gian trong quá trình phản ứng. Một số ít trường hợp dị ứng thực phẩm thuộc dạng phản ứng mẫn cảm muộn phát xảy ra chậm hơn nhiều giờ sau khi ăn và liên quan đến các lympho bào T.
2 . Dấu hiệu để nhận biết dị ứng với một loại thực phẩm:
2.1. Biểu hiện ở bộ máy tiêu hoá: Trình trạng dị ứng thực phẩm tuỳ thuộc vào từng cá thể, tuỳ thuộc vào hệ miễn dịch, tuổi tác, số lượng và chất lượng thực phẩm mà bạn đã ăn vào. Mặc dù dị ứng ảnh hưởng đến toàn thân nhưng tác động sớm và chủ yêu nhất là hệ tiêu hoá và hô hấp sau đó đến da.
Triệu chứng thường gặp: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sôt, khó thở, trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ dễ dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu ngứa, sưng phù môi, niêm mạc miệng, lưỡi, cuống họng khi ăn thức ăn là 1 dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán bạn dị ứng với thực phẩm, các dấu hiệu này thường chỉ xảy ra tạm thời sau khi ăn rồi có thể biến mất nhanh ngay sau đó.
2.2. Biểu hiện ở hệ hô hấp: Thường gặp là viêm mũi, nghẹt mũi hoặc nặng hơn gây cơn khó thở giống kiểu hen phế quản cấp do do dị ứng phù thanh quản cấp và co thắt phế quản cần cấp cứu ngay.
2.3. Biểu hiện ở da: Da là cơ quan bị tổn thương kế tiếp sau hệ tiêu hoá và hô hấp. Các triệu chứng thường gặp là ngứa, nổi mày đay cấp tính, các dạng ban đỏ dạng chấm, dạng sởi, hồng ban đa dạng, có khi  nặng hơn gây phù mạch.
3. Phân biệt dị ứng thực phẩm với các trường hợp phi dị ứng thực phẩm:
Vấn đề phân biệt dị ứng với không phải di ứng thực phẩm là rất quan trọng. Phi dị ứng thực phẩm là các phản ứng của cơ thể không liên quan đến hệ miễn dịch, bao gồm 3 tình huống sau:
·    Trình trạng không dung nạp thức ăn khi chúng ta ăn quá nhiều thức ăn hải sản hay đậu chẳng hạn. Trình trạng không dung nạp thức ăn phản ánh sự bất thường trong chuyển hoá và dung nạp thức ăn chứ không phản ánh có sự rối loạn miễn dịch.
·    Phản ứng bất lợi của thực phẩm đối với cơ thể gặp ở một số thức ăn có tính dược lý, loại này giải thích giống như phản ứng bất lợi của thuốc, ví dụ như: cà phê, trà có thể gây mất ngủ một số người nhưng nó cũng làm cho tinh thần minh mẫn, sáng suốt hơn ở một số người khác, ăn nhiều thức ăn hành tây, đậu nành…có thể gây rối loạn tiêu hoá… Phản ứng loại này liên quan đến phản ứng hoá học chứ không liên quan đến cơ chế miễn dịch.
·    Ngộ độc thức ăn: Do ăn phải thức ăn có chứa mầm bệnh ( vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, nấm, độc tố, hoá chất lẫn trong thức ăn … ) do thức ăn bị nhiễm, thức ăn bị ôi thiu … Phản ứng này là do chính tác nhân các vi sinh vật gây nên hoặc do độc tố của chúng tiết ra làm nhiễm độc vào máu và hệ thần kinh gây ra triệu chứng. Phản ứng nhiễm độc thức ăn tác động đến bất kỳ cá thể nào ăn phải thức ăn có chứa mầm bệnh, nhưng mức độ ở mỗi cá thể sẽ khác nhau do mần bệnh bị loại trừ tại dạ dày nhiều hay ít, còn lại số lượng mầm bệnh đi đến ruột non nhiều hay ít và sức chịu đựng của mỗi cá thể mạnh hay yếu.
4. Phòng dị ứng thực phẩm như thế nào?
Tập quán ăn uống phong phú của con người ngày càng được tô đậm thêm tỉ lệ thuận với đời sống kinh tế ngày càng cao khiến cho việc né tránh các loại thực phẩm mà bạn đã từng dị ứng trở nên khó khăn hơn, bạn có thể ăn các chế phẩm được chế biến từ thực phẩm mà bạn đã bị dị ứng trước đó mà bạn không hề biết, bởi vì thực phẩm đã được chế biến thành một dạng thực phẩm khác cùng với  các chất phụ gia thêm vào thức ăn hay đồ uống cũng được chế biến từ thực phẩm  mà bạn đã từng dị ứng. Chính vì lẽ đó mà muốn phòng được dị ứng thực phẩm không những bạn chỉ kiên kỵ đơn thuần chỉ với loại thực phẩm đó chưa đủ mà bạn còn phải tìm hiểu các sản phẩm dùng để chế biến ra thực phẩm ấy nữa. Ví dụ :
·    Sau khi ăn sốt cà chua bạn thấy xuất hiện triệu chứng dị ứng, bạn cho rằng mình bị dị ứng với cà chua, nhưng thực tế không phải mà bạn bị dị ứng với nước mắm dùng làm nước sốt được làm bằng cá nục mà trong tiền sử bạn đã từng dị ứng với cá nục.
·    Sau khi bạn ăn xôi vò thấy xuất hiện triệu chứng dị ứng bạn cho là bạn dị ứng với đậu xanh nhưng thực tế bạn dị ứng với thịt gà, vì nước dùng nấu xôi vò là nước luột gà mà trong tiền sử bạn đã từng dị ứng với thịt gà…
·    Một số ví dụ khác: Khi bạn uống sữa thì bạn thấy xuất hiện triệu chứng dị ứng, điều này chưa hẳn là bạn dị ứng với các thành phần chính của sữa mà có thể bạn bị dị ứng với các loại kháng sinh như Tetracycline, Chloramphenicol, Amppiciline… có trong sữa do truyền tải từ động vậốch sữa có dùng kháng sinh trước đó, hoặc là bạn dị ứng với chất phụ gia dùng chế biến và bảo quản sữa.
·    Trường hợp khác bạn bị dị ứng khi bạn ăn thức ăn bị lẫn trong thức ăn xác của một vài loại côn trùng mà bạn không biết, chính xác côn trùng này là thủ phạm gây dị ứng cho bạn chứ không phải thức ăn. Điều này cho bạn hiểu rõ vì sao chúng ta nên dùng thực phẩm sạch: gà sạch, heo sạch, sữa sạch, rau sạch…
Ngoài ra một số tác giả cho rằng những cá thể có yếu tố dị ứng gia đình và những người có tiền sử mẫn cảm cá nhân hay gia tộc như hen suyễn, sổ mũi mùa, sốt cỏ khô hay viêm da cơ địa dị ứng… dễ bị dị ứng thực phẩm hơn những cá thể khác.
Mặc dù bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng cho con người nhưng các chuyên gia Dị ứng học cho rằng những loại thực phẩm có liên quan đến phản ứng mẫn cảm tức thì hay gặp hơn, bao gồm các loại thực phẩm như trứng, sữa, lúa mì, lạc, đậu nành, thịt gà, cá ngừ, cá nục và một sô loài hải sản có vỏ cứng  như cua, ghẹ…
Từ những vấn đề trên thì vấn đế phòng dị ứng thực phẩm của bạn cần thiết phải được thiết lập như sau:
·    Nếu chẳng may bị dị ứng bạn phải làm gì?
-    Điều đầu tiên là bạn phải dừng ăn ngay lập tức loại thực phẩm đó và bút ký và sổ tay.
-    Bạn đến ngay bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu.
-    Nếu dị ứng nặng có khó thở, phù mạch, sốt cao bạn lập tức đến bệnh viện ngay để cấp cứu.
·    Bạn phải loại trừ khỏi khẩu phần ăn của bạn các loại thực phẩm mà bạn đã dị ứng và cả các loại  phụ gia( gia vị ) được chế biến từ thực phẩm mà bạn đã bị dị ứng trước đó.
·    Bạn còn phải tìm hiểu một số loại thức ăn được chế biến từ loại thực phẩm mà bạn đã bị dị ứng để biết mà né tránh.

5 phòng ngộ độc thức ăn:
Trong phần trước chúng tôi dã nói ngộ độc thức ăn không liên quan đến phản ứng mẫn cảm tức thì hay cơ chế miễn dịch mà là do thức ăn bị nhiễm mầm bệnh và độc tố gây ra ngộ độc hay do thức ăn có chứa hoá chất gây ngộ độc như thuốc trừ sâu, chì, asen… do đó vấn đề phòng bệnh cũng khác với phòng dị ứng thực phẩm. Nguyên nhân gây ngộ độc là vi khuẩn, nấm mốc, độc tố vi khuẩn, hoá chất… do đó bạn phải biết được các loại thức ăn nào có nguy cơ ngô độc. Chúng tôi có thể liệt kê ra đây cho bạn một số trường hợp:
·    Các loại thức ăn nguội: fomat, nem chua, đồ hộp…đặc biệt là đồ hộp khi ăn tốt nhất là bạn nên đun luột lại .
·    Thức ăn  đã nấu chín nhưng để qua đêm.
·    Các loại tiết canh.
·    Các loại thức ăn bán rong trên hè phố cũng không thể đảm bảo vệ sinh.
·    Các loại thực phẩm sống không rõ nguồn gốc.
Một số tác hại của ngộ độc thức ăn gây ra:
·    Vi khuẩn: Có thể là vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, Ecoli, tụ cầu vàng… gây ra các chứng viêm ruột do  thương hàn, lỵ trực trùng, Ecoli có thể gây xuất huyết ruột già, thủng ruột…
Hay nặng  hơn là ngô độc với độc tố của chúng dễ dẫn đến sốc nặng và truỵ tim mạch.
·    Nấm mốc: Viêm ruột tiêu chảy kéo dài do nấm.
·    Các loại hoá chất: Gây ngộ độc đặt trưng tuỳ theo loại hoá chất, nguy hiểm hơn là ngộ độc dần dần gây ra hậu quả nghiêm trọng mà bạn không hề biết được như ngộ độc thạch tín, ngộ đôc asen, chì,…/.

Tài liệu tham khảo:

1. Vũ Minh Đức- Hồ Kim Chung, Bệnh dị ứng phòng ngừa và trị liệu, Nhà xuất bản Y học năm 2000.
2. Lâm sàng da liễu, nhà xuất bản y học năm 2002.
3. miễn dịch dị ứng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
4. - Website emedicin.com/dermatology.




TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

548824
Hôm nay :Hôm nay :70
Hôm qua :Hôm qua :84
Trong tuần :Trong tuần :154
Trong tháng :Trong tháng :1376
Tổng truy cập :Tổng truy cập :548824
LỊCH