BỆNH GHẺ (SCABIES DISEASE)

www.dalieubacsidungquynhon.com

BỆNH DA


BỆNH GHẺ (SCABIES DISEASE)

Bác sĩ Hoa Tấn Dũng

I. Đại cương về dịch tễ :
Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm trùng, do ký sinh trùng có tên Sarcoptes Scabiei gây ra, dân gian hay gọi là ghẻ ngứa. bệnh chỉ ở da và dễ lây truyền từ người này sang người khác nhất là ở nơi điều kiện vệ sinh kém. đường lây chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, một số ít lây do tiếp xúc với đồ vật (quần,áo, giường, chiếu, chăn, màn). Vì tính chất lây truyền do tiếp xúc trực tiếp nên bệnh hay xảy ra theo gia đình, trong một gia đình thường có nhiều người mắc bệnh, hay gặp hơn cả là ở ký túc xá sinh viên, khu tập thể quân đội… cũng do đặc điểm lây do tiếp xúc nên bệnh có thể lây qua bạn tình  khi giao hợp, cho nên ngày nay bệnh ghẻ cũng được xem như một bệnh trong nhóm những bệnh lây truyền theo đường tình dục.
Cái ghẻ (ký sinh trùng ghẻ) thường hoạt động về ban đêm và chết khi cách ly khỏi con người 4-5 ngày.

II. Triệu chứng lâm sàng : Từ khi bị  lây ghẻ cho đến khi xuất hiện triệu chứng khoảng 10-15 ngày, với các triệu chứng sau :
1. Ngứa :
+ Đặc điểm quan trọng là ngứa chủ yếu về ban đêm khi chúng ta nghỉ ngơi và khi bắt đầu lên giường ngủ. Ngứa tập trung nhiều ở vùng da non và các nếp kẻ như : Đùi, bụng, mông, bẹn, sinh dục, kẻ các ngón tay…
+ Xung quanh có nhiều người bị ngứa (anh em trong gia đình, người ngủ cùng giường, cùng phòng ở khu tập thể).
2. Mụn nước : Màu trắng đục, nằm rải rác hoặc tập trung ở vùng da non thì càng có giá trị chẩn đoán (+) bệnh.
3. Sẩn ghẻ (sẩn mụn nước) : Sẩn đỏ nhô cao hơn mặt da trên đầu sẩn có mụn nước nằm rải rác hay tập trung nhiều ở vùng da non. ở trẻ em, các sẩn này hay tập trung ở da bìu, ở nách, nếp dưới mông có giá trị chẩn đoán cao.
Ở phụ nữ các sẩn này hay gặp ở bụng, kẻ các ngón tay và nếp gấp mặt trước cổ tay.
4. Vị trí : Ngoài các vị trí đặc hiệu ở trên, thương tổn ghẻ xuất hiện bất cứ nơi nào trừ mặt (trừ ghẻ NAUY ở bệnh nhân HIV/AIDS và một số ít trẻ em dưới 1 tuổi thì có thể bị cả mặt).

III. Chẩn đoán:
1. Chẩn đoán xác định : Chủ yếu dựa vào các triệu chứng sau :
1.1.    Ngứa nhiều về đêm.
1.2.    Vị trí thương tổn đặc biệt.
1.3.    Trong gia đình hoặc xung quanh có nhiều người bị ngứa.
1.4.    Tính chất của thương tổn là mụn nước và sẩn mụn nước.
1.5.    Trên da có nhiều dấu tích trợt da thành nhiều đường thẳng đan xen do gải.
1.6.    Xét nghiệm tìm thấy cái ghẻ là chẩn đoán xác định chắn chắn, nhưng chỉ có khoảng 20% số cas tìm thấy.
2. Chẩn đoán phân biệt :
2.1.    Rận, rệp cắn : Thương tổn ngứa thường ở lưng, 2 bả vai, sau ót, không có vị trí đặc hiệu ở vùng da non.
2.2.    Chàm vú và nếp gấp dưới vú ở phụ nữ có thai và cho con bú: Thương tổn không có ở vùng da non và kẻ nếp gấp khác, xung quanh không có người cùng bị ngứa.
2.3.    Chàm thể tạng ở trẻ em : Thương tổn của chàm thể tạng bị ở vùng da  lồi như trán, hai gò má, cằm, 2 cẳng chân, 2 cẳng tay, không bị ở vùng da non và không có yếu tố dịch tễ.

IV. Tiến triển và biến chứng:
Nếu không điều trị bệnh có thể giảm ngứa nhưng không thể khỏi và dễ dẫn đến một số biến chứng sau :
1.    Chàm hóa : Lúc này rất dễ nhầm lẫn và chỉ điều trị bệnh chàm, dễ bỏ sót ghẻ.
2.    Nhiễm trùng da : Do gải làm chợt da, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn, thường gặp nhất là liên cầu và tụ cầu, các thể lâm sàng của nhiễm trùng da thường gặp: viêm da mũ, chốc, viêm nang lông, nhọt…
3.    Nếu ghẻ ở kẻ móng lâu ngày sẽ làm cho móng tay tăng sừng dưới móng, móng có màu xám đục, dễ chẩn đoán nhầm với bệnh khác của móng.

V. Điều trị :
1. Nguyên tắc điều trị :
-    Ghẻ phải được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp để tránh các biến chứng và lây lan cho cộng đồng.
-    Phải điều trị cho những người tiếp xúc (điều trị cả gia đình, cả tập thể ở cùng phòng).
-    Tổng vệ sinh quần áo, chăn, chiếu…để diệt ký sinh trùng ngoài cơ thể có nguy cơ cơ tái nhiễm.
-    Bôi thuốc theo đúng lời dặn của Bác sĩ.
2. Thuốc : Có nhiều loại thuốc :
-    Lindan dung dịch 1% : Bôi 1 lần duy nhất.
-    Elimite : Bôi 1 lần duy nhất.
-    Ben Zylbenzoat 25% : Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
-    D E P(Diethyl Phtalate)
-    Crotamiton biệt dược ; Eurax : Dùng được cho trẻ em > 2 tuổi.
-    Lưu huỳnh : Mở hoặc dung dịch 10% : Dùng tốt cho trẻ nhỏ.
3. Cách bôi thuốc :
Tắm : Tắm thuốc tím pha loảng vớI nước ấm với nồg độ 1/5000-1/10.000, vuốt xà phòng khắp người đặc biệt phải nhấn mạnh ở các kẻ và nếp gấp, rồi xả sạch bằng nước tím loãng.
Bôi thuốc đặc hiệu :
-    Bôi thuốc đặc hiệu vào buổi tối ngay sau khi vừa tắm xong từ cổ đến chân tay (trừ đầu) không để sót kẻ tay, chân và kẻ móng, và bôi thuốc phải đồng thời cùng lúc với tổng vệ sinh quần áo, chăn, màn, chiếu gối.
-    Sau 2-3 ngày bôi lại 1 lần nữa như trên.
4. Điều trị tổng quát :
-    Kháng sinh nếu có bội nhiễm.
-    Kháng Histamin, an thần nếu ngứa nhiều.

VI. Lời khuyên phòng bệnh :
1.    Vệ sinh : Chú ý tắm rửa hàng ngày với xà phòng dù trời lạnh cũng phải tắm bằng nước ấm. Quần áo, chăn màn, cũng phải được tổng vệ sinh ít nhất 1 tháng 1 lần.
2.    Khi trong gia đình hay tập thể có người bị ngứa và hay các triệu chứng như trên cần đi đến cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hay Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa để khám và điều trị ngay.
3.    Nếu đã xác định mình đang bị ghẻ thì tránh tiếp xúc với người khác và điều trị ngay để tránh lây lan. Không dùng chung đồ dùng cá nhân, ngủ chung với người khác.
4.    Nếu có biến chứng như chàm hóa, nhiễm trùng da thì phải đi khám sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
5.    hình ảnh bệnh ghẻ :





TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bác sỹ Hoa Tấn Dũng
0983045356
0934994650
Zalo: 0934994650

Địa chỉ : Kiốt Số 02A Đường Võ Liệu -Bên cạnh cổng vào bến xe Quy Nhơn

JLIB_HTML_CLOAKING


BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM

LIÊN KẾ WEBSITE

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

548970
Hôm nay :Hôm nay :41
Hôm qua :Hôm qua :87
Trong tuần :Trong tuần :300
Trong tháng :Trong tháng :1522
Tổng truy cập :Tổng truy cập :548970
LỊCH